KIỂM SOÁT CÁC BỆNH MÃN TÍNH TRONG MÙA DỊCH

KIỂM SOÁT CÁC BỆNH MÃN TÍNH TRONG MÙA DỊCH

Người có bệnh nền, bệnh mãn tính là nhóm dễ có nguy cơ biến chứng nặng trong trường hợp mắc COVID, đặc biệt người có bệnh tim mạch, gan, tăng huyết áp, hen phế quản, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính…

 

Đây là nhóm có khuyến cáo tiêm ngừa sớm, nhưng trong tình hình thiếu vắc xin nói chung, đến 23-8 mới có trên 17,6 triệu liều tiêm được sử dụng, với chưa đầy 20% nhóm dân số từ 18 tuổi trở lên được tiêm ngừa.

Trong tình hình này, những người bệnh mãn tính vẫn phải chờ đợi. Việc quản lý tốt các bệnh lý mãn tính cũng có vai trò quan trọng bên cạnh ngừa COVID-19 và tránh biến chứng nặng trong trường hợp nhiễm bệnh.

1. Quản lý tốt bệnh lý mãn tính

Do lo ngại đến bệnh viện nhiều nguy cơ lây nhiễm, tại khu vực phía Nam, nhiều bệnh viện đang quá tải, nên thời điểm này, nhiều bệnh nhân mắc bệnh mãn tính phải đi khám và nhận thuốc 3 tháng mỗi lần, thay vì đi khám hàng tháng và được theo dõi các chỉ số sức khoẻ kỹ hơn so với trước đây.

Các bệnh lý mãn tính mà các bệnh viện và các tuyến y tế đang quản lý và theo dõi như người mắc bệnh tim mạch, gan, tăng huyết áp, hen phế quản, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mãn tính… Đây là những bệnh nhân có sức đề kháng kém hơn, dễ mắc bệnh và khi nhiễm bệnh thì dễ biến chứng nặng. Đặc biệt trong mùa dịch, đây là nhóm đối tượng ưu tiên tiêm ngừa, nhưng do số lượng vắc xin còn hạn chế nên người bệnh mãn tính cũng đang phải chờ, ngoại trừ TP.HCM, nơi số lượng vắc xin được cấp phát nhiều hơn các khu vực khác.

– Trang bị một số kiến thức về căn bệnh mình mắc để kiểm soát bệnh được tốt hơn:

+ Bệnh nhân tăng huyết áp: Biết cách đo huyết áp tại nhà và theo dõi huyết áp thường xuyên trong thời gian uống thuốc. Nếu huyết áp ổn định, bệnh nhân có thể đề nghị bác sĩ kê đơn thuốc kéo dài. Nếu uống thuốc theo đơn bác sĩ đã kê mà huyết áp vẫn không kiểm soát được mà vẫn tăng, ngưỡng gia tăng gây nhức đầu, nôn ói, chóng mặt… phải đến bệnh viện khám ngay. Đến bệnh viện gần nhất có thể hoặc đến các chuyên khoa trong vùng an toàn, không có COVID-19 để hạn chế các vấn đề lây nhiễm.

+ Bệnh tiểu đường: Học cách theo dõi đường huyết tại nhà thông qua các thiết bị kiểm tra hiện dễ mua và dễ sử dụng. Nếu uống thuốc và cải thiện chế độ ăn và sinh hoạt mà đường huyết vẫn không kiểm soát được, bệnh nhân có thể bị hạ đường huyết dẫn đến chóng mặt, choáng, tê tay chân, ngất xỉu… phải liên hệ với bác sĩ ngay để có những điều chỉnh thích hợp.

+ Người đang điều trị đột quỵ: Theo dõi chặt chẽ và tuân thủ các phương pháp điều trị. Thời tiết nắng nóng có thể khiến đột quỵ gia tăng ở những người có nguy cơ. Để phòng tránh tốt nhất đột quỵ trong mùa COVID-19, nhất là trong thời tiết nắng nóng hiện nay cần quan tâm kiểm soát tốt các bệnh lý nền.

Nếu có các dấu hiệu như tê yếu tay chân, nói đớ, nói ngọng, nói khó, ngất xỉu, mắt mờ, yếu liệt tay chân thoáng qua… phải nhận biết ngay đó là dấu hiệu của đột quỵ, cần đưa người bệnh đến ngay bệnh viện để được cấp cứu kịp thời, bởi thời gian vàng trong cấp cứu đột quỵ rất quan trọng. Nếu để qua thời gian vàng cứu chữa bệnh nhân có thể để lại những di chứng nặng nề.

+ Cần chủ động phòng tổn thương gan do thuốc: thuốc điều trị, đặc biệt là thuốc tân dược dùng dài ngày có nguy cơ gây thương tổn tế bào gan, làm tăng men gan, nhất là những thuốc điều trị mỡ máu cao, tiểu đường, hay cao huyết áp. Hãy duy trì thói quen sử dụng đồng thời các thuốc bảo vệ gan, giải độc gan hàng ngày và xét nghiệm chỉ số men gan ngay khi có thể.

2. Các bí quyết mùa dịch

– Uống thuốc theo đơn bác sĩ: Trong thời gian dịch bệnh việc đến bệnh viện để thăm khám bệnh và tái khám khá khó khăn, nhất là ở những người cao tuổi có có bệnh lý nền. Do vậy, người bệnh có thể đề nghị bác sĩ kê toa thuốc với thời gian dài trong khoảng 2-3 tháng. Trong thời gian uống thuốc, nên thường xuyên liên hệ với bác sĩ để việc theo dõi bệnh được tốt hơn và nếu có vấn đề gì, hay bệnh trở nặng phải đến bệnh viện thăm khám ngay.

 

– Không hút thuốc, uống rượu bia: Rượu bia và thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu khiến các bệnh lý nền tái phát và gia tăng.

– Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh hợp lý: giảm lượng muối trong chế biến thức ăn; giảm mỡ, giảm đường. Thay các món chiên xào bằng hấp, luộc nhiều hơn. Tăng cường rau xanh và hoa quả tươi trong bữa ăn hàng ngày. Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, các loại đồ uống có chứa chất kích thích như cà phê, nước ngọt, nước tăng lực…

– Cải thiện giấc ngủ: Đi ngủ sớm, ngủ đủ và sâu giấc.

– Chăm sóc về tinh thần: Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng căng thẳng

– Áp dụng 5K để phòng ngừa lây nhiễm covid-19

Người bệnh cũng tuân thủ đơn thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc, tuyệt đối không tự ý ngưng thuốc theo đơn để uống các thuốc người bệnh được giới thiệu hoặc nghe theo quảng cáo. Thời gian gần đây đã có nhiều trường hợp bệnh nhân bệnh mãn tính bị biến chứng nặng nề sau khi ngưng thuốc để điều trị theo mách nước hoặc nghe đồn trên mạng.

Boganic – 20 năm bảo vệ lá gan người Việt

Thuốc bổ gan Boganic tự hào chăm sóc và bảo vệ lá gan cho hàng triệu người dân Việt Nam từ năm 1999. Với nguồn nguyên liệu 100% đạt chuẩn GACP-WHO, sạch và an toàn, áp dụng dây chuyền hiện đại, Boganic được nghiên cứu tại bệnh viện K trung ương giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng: mẩn ngứa, dị ứng, chán ăn, ăn không tiêu, vàng da, nước tiểu vàng, hạ men gan chỉ sau 10 ngày dùng thuốc.

 

Traphacosapa - công ty con của công ty CP Traphaco đã đồng hành cùng hàng trăm hộ dân đồng bào vùng cao tại Sapa phát triển bền vững nguồn dược liệu Actiso là một trong ba thành phần chính của Boganic. Actiso Sapa là vùng trồng đạt chuẩn GACP-WHO và Biotrade duy nhất tại Việt Nam. 

← Bài trước Bài sau →
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Bình luận